Tiêu dùng

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới

Đó là định hướng đến năm 2045 của chương trình phát triển sâm Việt Nam vừa được Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt.

sam-nl-1685932875.jpg

Chiến lược này đặt mục tiêu diện tích trồng sâm đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030, và tất cả diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển sâm trở thành ngành hành mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương và phấn đấu trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Chiến lược này đặt mục tiêu diện tích trồng sâm đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030, và tất cả diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

Sản lượng khai thác sâm Việt Nam từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn mỗi năm, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái.

Cây sâm sẽ được trồng ở các tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển Sâm Việt Nam, bao gồm Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.

Trong đó, phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam quy mô hàng hóa tại ba tỉnh trọng điểm là Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu.

Đối tượng bảo tồn, phát triển, chế biến, thương mại ở quy mô hàng hóa gồm sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu. Giống thử nghiệm gồm sâm Lang Biang và sâm Puxailaileng.

LÊ TRÍ