Tiêu dùng

Tình hình tài chính của Hòa Bình thời ông Lê Viết Hải: to mà không khỏe, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn, mỗi ngày phải trả hơn 1 tỷ đồng tiền lãi cho các ngân hàng

Những tranh chấp nội bộ gần đây ngoài cáo buộc về việc không cam kết giữa các bên với nhau còn bộc lộ ra vấn đề bức tranh tài chính của Tập đoàn Hòa Bình khá đen tối khi tỷ lệ vay ngắn hạn tăng quá cao. Ước tính mỗi ngày công ty phải trả đến 1,3 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng.

Cụ thể, trên báo cáo tài chính hợp nhất tự lập cùa HBC, tại ngày 30/09/2022, công ty có 14.913 tỷ đồng Nợ phải trả, tăng 19% so với đầu năm. Trong số đó, chiếm hơn 89% là nợ ngắn hạn với số dư 13.332 tỷ đồng. Nợ dài hạn chiếm 11% với số dư 1.581 tỷ đồng.

Các nhà băng sau đây: BIDV, Vietinbank, Techcombank, VPBank, NCB, VCB, VPBank, MBBank, ABB và MSB... là các chủ nợ lớn của Hòa Bình.

Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của HBC đến cuối quý III đã tăng từ mức 3 lần hồi đầu năm lên gần 4 lần. Có nghĩa là, tại thời điểm báo cáo số liệu gần nhất, Hoà Bình đang kinh doanh bằng 1 đồng Vốn chủ đi kèm 4 đồng Nợ.

Trong đó, HBC vay ngắn hạn 5.496 tỷ đồng chủ yếu từ các nhà băng và vay dài hạn 1.070 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.

Các nhà băng sau đây: BIDV, Vietinbank, Techcombank, VPBank, NCB, VCB, VPBank, MBBank, ABB và MSB... là các chủ nợ lớn của Hòa Bình với các khoản vay bổ sung vốn lưu động được thế chấp bởi quyền sử dụng đất, các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng, tài sản hình thành từ vốn vay, quyền tài sản phát sinh từ các khoản đặt cọc.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính dư nợ của Hòa Bình với các “chủ nợ” được thể hiện như sau: Vay BIDV 2.264 tỷ đồng, vay Vietinbank 1,324 tỷ đồng, vay MSB 536 tỷ đồng, vay NCB 247 tỷ đồng, vay VCB 205 tỷ đồng, vay VPBank 159 tỷ đồng...

Đáng chú ý, riêng Ngân hàng MSB, ngoài khoản vay ngắn hạn 536 tỷ đồng còn là trái chủ sở hữu lô trái phiếu 491 tỷ đến hạn thanh toán vào năm 2026.

Chi phí lãi vay của Hòa Bình trong 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng 61% so với cùng kỳ năm 2021, lên mức 358 tỷ đồng, nghĩa là trung bình một ngày HBC phải trả khoảng 1,3 tỷ đồng tiền lãi.

Chi phí lãi vay bằng tới 3% doanh thu thuần, khá cao khi so sánh với tỷ lệ Chi phí bán hàng/Doanh thu (0,23%) hay Chi phí quản lý/Doanh thu (4%), cho thấy công ty đang phải trả chi phí lớn cho việc vay nợ.

Trong điều kiện lãi suất tăng như diễn biến thời gian qua và nhiều khoản vay của công ty được bảo đảm bằng máy móc thiết bị, quyền tài sản, tài sản hình thành từ vốn vay,... chi phí lãi vay của những tháng cuối năm có thể đã tăng hơn so với số liệu quý III.

Bên cạnh gánh nặng chi phí, việc kinh doanh phụ thuộc lớn vào vốn vay, nhất là các khoản vay ngắn hạn khiến công ty gặp áp lực không nhỏ về dòng tiền trả nợ khi khế ước nhận nợ đến hạn.

Trong một diễn biến có liên quan, ông Nguyễn Công Phú và ông Dương Văn Hùng tiết lộ: "Hiện nay trong các tài khoản của Hoà Bình chỉ còn 23 tỷ đồng khả dụng. Một nơi mà một năm làm khoảng 15.000 tỷ mà chỉ còn 23 tỷ khả dụng là một chuyện kinh khủng, lúc đó HĐQT phải cùng với ban Tổng giám đốc đi kiểm định xem 23 tỷ khả dụng là như thế nào. Nghĩa là không trả được lương.”

NHỮNG NGÂN HÀNG NÀO ĐANG LÀ CHỦ NỢ LỚN CỦA TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH?

Các nhà băng sau đây: BIDV, Vietinbank, Techcombank, VPBank, NCB, VCB, VPBank, MBBank, ABB và MSB... là các chủ nợ lớn của Hòa Bình với các khoản vay bổ sung vốn lưu động được thế chấp bởi quyền sử dụng đất, các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng, tài sản hình thành từ vốn vay, quyền tài sản phát sinh từ các khoản đặt cọc.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính dư nợ của Hòa Bình với các “chủ nợ” được thể hiện như sau: Vay BIDV 2.264 tỷ đồng, vay Vietinbank 1,324 tỷ đồng, vay MSB 536 tỷ đồng, vay NCB 247 tỷ đồng, vay VCB 205 tỷ đồng, vay VPBank 159 tỷ đồng...

Đáng chú ý, riêng Ngân hàng MSB, ngoài khoản vay ngắn hạn 536 tỷ đồng còn là trái chủ sở hữu lô trái phiếu 491 tỷ đến hạn thanh toán vào năm 2026.

 

AN NHIÊN