Tiêu dùng

Sau khi huy động thành công 800 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, CII muốn phát hành thêm 500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Trong tháng 10, CII đã phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu 800 tỷ đồng vào cuối tháng 10/2020; dự kiến phát hành 1.600 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền vào cuối năm và 500 tỷ trái phiếu ra công chúng.

Sau khi hoàn tất phát hành trái phiểu chuyển đổi thành cổ phiếu, HĐQT CTCP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM muốn phát hành tiếp trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo tài sản ra công chúng. Tổng giá trị huy động tối đa 500 tỷ đồng, kỳ hạn 42 tháng kể từ ngày phát hành.

CII muốn phát hành thêm 500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.

Lãi suất dự cố định 10,3% trong 4 kỳ đầu, các kỳ còn lại thả nổi bằng tổng của 4,02& + lãi tham chiếu. Hiện, CII đang triển khai các thủ tục để xin ý kiến chấp thuận về việc phát hành nói trên tại UBCKNN.

Từ đầu năm 2020, để tài trợ các dự án trọng điểm, CII đã huy động vốn mạnh thời gian qua. Trong đó, cập nhật tình hình dư nợ trái phiếu của công ty mẹ tính đến tháng 9/2020 vào khoảng 6.615 tỷ đồng, phần lớn được sử dụng để tài trợ cho các dự án BĐS và cầu đường trọng điểm Công ty.

Chi tiết, số dư trái phiếu có kỳ hạn từ 2 năm trở lên hiện chiếm đa số với tỷ trọng 82%. Công ty cũng huy động 1.150 tỷ trái phiếu kỳ hạn hơn 10 năm.

Về dự án, Công ty đang đầu tư 3.776 tỷ vào dự án BOT Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; 2.444 tỷ vào BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội; 1.778 tỷ vào Năm Bảy Bảy (NBB); 998 tỷ vào dự án BĐS 152 Điện Biên Phủ...

Nguồn thu trả nợ chính yếu theo CII sẽ đến từ các dự án BĐS với 6.838 tỷ, các dự án BOT 6.220 tỷ. Nhìn chung, chênh lệch giữa dư nợ và khoảng thu về dự kiến là 6.443 tỷ đồng. Do đó, CII tiếp tục lên kế hoạch huy động gần 3.000 tỷ nợ trái phiếu thời gian tới. Trong tháng 10, CII đã phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu 800 tỷ vào cuối tháng 10/2020; dự phát hành 1.600 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền vào cuối năm và 500 tỷ trái phiếu ra công chúng.

Mặt khác, CII mới đây cũng muốn giảm tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 70% xuống 49%. Theo CII, Công ty đang nghiên cứu một số dự án cơ sở hạ tầng và bất động sản quy mô lớn. Các dự án này thường được tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP và dành cho các nhà đầu tư là doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 51% nhưng dưới 100% thường bị hạn chế tham gia do không có ngành nghề kinh doanh tương ứng.

Lê Trí