Cụ thể, trong quý I, nguồn thu chính của SeABank tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 1,796 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt hơn 38 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, nhờ thu từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ gần 357 tỷ đồng (+72%).
Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ của ngân hàng giảm 57%, chỉ còn gần 119 tỷ đồng, do giảm thu từ dịch vụ ngân quỹ (-30%), dịch vụ đại lý bảo hiểm (-55%).
Một số nguồn thu ngoài lãi khác cũng giảm như lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh (-8%), lãi từ chứng khoán đầu tư (-53%), lãi từ hoạt động khác (-20%).
Quý I, trích hơn 363 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I, tương đương cùng kỳ, do đó SeABank lãi trước thuế gần 1,070 tỷ đồng.
Nếu so với mục tiêu lãi 5,633 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho năm 2023, SeABank đã thực hiện được 19% kế hoạch trong quý này.
Đến cuối quý I, tổng tài sản của Ngân hàng đạt hơn 245,169 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 85% (còn 1,505 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng 19% (49,514 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 3% (159,281 tỷ đồng).
Về phía nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm 44% (còn 2,131 tỷ đồng), tiền vay các TCTD khác tăng 32% (20,378 tỷ đồng), tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 2% (117,695 tỷ đồng).
Tính đến ngày 31/03/2023 tổng nợ xấu của SeABank gần 2,547 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ đầu năm ở mức 1.6%.
LÊ TRÍ