Tiêu dùng

Nguyễn Duy Hưng “sói già” trên thị trường tài chính Việt Nam

Những ngày cuối tháng 12 năm 1999 trước phiên giao dịch đầu tiên của trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM đi vào hoạt động với hai mã cổ phiếu REE và SAM được giao dịch, SSI của Hưng đã ra đời với tên gọi có chữ Sài Gòn để nghe có vẻ “tư bản một tí”.

Khai phá

Những ngày cuối tháng 12 năm 1999 trước phiên giao dịch đầu tiên của trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM đi vào hoạt động với hai mã cổ phiếu REE và SAM được giao dịch, SSI của Hưng đã ra đời với tên gọi có chữ Sài Gòn để nghe có vẻ “tư bản một tí”.

Được cho là người khá nhanh nhạy với thị trường nên ngay từ khi còn đi học ở Đức thay vì tập trung làm tiến sỹ như nhiều bạn đồng môn, Hưng đã tập trung kinh doanh buôn bán và kết quả là được “về nước trước hạn”. Theo nhiều nguồn tin khả tín lý do liên quan đến một vali đựng giấy mà Hưng xách về Việt Nam nhưng không được thông quan.

Nguyễn Duy Hưng được mệnh danh là

Về nước ông học luật sau đó công tác tại UBND tỉnh Khánh Hòa trong 4 năm (1988 - 1992) sau đó ra riêng và thành lập Pan Pacific, một cái tên nổi tiếng sau này. Năm 1999, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành về mặt chủ trương và trên giấy tờ, Hưng đã cho ra đời SSI với số vốn đăng ký khá lớn vào thời đó 420 ngàn đô la Mỹ và cho đến nay chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam về tư vấn và môi giới chứng khoán.

Hiện tại, theo báo cáo mới nhất doanh thu năm 2019 ghi nhận 3.157,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.013,5 tỷ đồng. SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 3.308 tỷ đồng, tương đương 112% kế hoạch về doanh thu; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.105 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận. Thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ năm 2019 lần lượt ở mức 9,7% và 13,96% tại HNX và HOSE – dẫn đầu trên cả hai Sở, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp ở vị trí số 1 tại HOSE.

52 tuổi “khởi nghiệp” với nông nghiệp

Pan Pacific sau khi chiếm đến 50% thị phần trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp và dẫn đầu lĩnh vực này tại Việt Nam với doanh thu hằng năm lên đến 300 tỷ đồng. Bước tiếp theo, ông Hưng đã tính một nước cờ khác đầu tư vào nông nghiệp với số vốn huy động được lên 40 triệu đô la Mỹ từ 2019 và dự kiến thu hút tiếp 50 triệu đô la Mỹ vào 12 tháng sau đó.

Là một nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực nông nghiệp như: Thủy sản, mía đường, cao su… nhưng ông Hưng không thấy hài lòng vì “những sự đầu tư đó chưa tác động mạnh đến thị trường hơn 90 triệu dân Việt”, ông Hưng chia sẻ ý tưởng từ những năm 2010.

Pan Pacific được cơ cấu lại và mời ông ông Michael Louis Rosen, người Mỹ gốc Do Thái làm CEO. Theo đó, công ty mẹ hoạt động theo mô hình “holding”, mảng “lau chùi, quét dọn” truyền thống chỉ còn là một nhánh nhỏ. 12 tháng qua, Pan Pacific “mẹ” tăng tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại một loạt công ty nông nghiệp: Aquatex Bến Tre, công ty cổ phần Cây trồng trung ương… “Việt Nam có các cơ hội đặc biệt để xây dựng một công ty thực phẩm và nông nghiệp có ưu thế trong khu vực,” ông Rosen nói về cơ hội của Pan Pacific.

Chủ tịch Pan Pacific có một kế hoạch đầy tham vọng: Ở Việt Nam các công ty quy mô về nông nghiệp tương đối ít, Pan Pacific sẽ đầu tư vào các công ty liên quan, chung một chiến lược, xây dựng chuỗi giá trị khép kín để hình thành mô hình tương tự như của CP Foods (Thái Lan.)

"Việt Nam, với 90 triệu dân, là một thị trường lớn. Tất cả những gì chúng tôi đang làm là nhằm phục vụ thị trường trong nước", ông Hưng nói.

“Hướng đi tiếp theo của Pan là ưu tiên xây dựng hệ thống phân phối tốt hơn”, ông Hưng chia sẻ.

Cho dù, chuyển hướng sang nông nghiệp nhưng người ta vẫn luôn nhớ đến ông Hưng với các thương vụ M&A và IPO lớn như: SSI cũng huy động được 230 triệu USD cho nhà sản xuất thép Hòa Phát, giúp bán cổ phần nhà nước tại Vinamilk…

Đó là lý do mà giới đầu tư thường mệnh danh ông là “sói già” trên thị trường tài chính Việt Nam.