Tiêu dùng

Gia đình của Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn và khối tài sản khủng tại Ngân hàng OCB lên đến 5.600 tỷ đồng

Gia đình Chủ tịch OCB, Trịnh Văn Tuấn đang nắm giữ tới hơn 200 triệu cổ phiếu OCB, tức sở hữu tới hơn 18,5% vốn cổ phần tại ngân hàng này. Thêm vào đó, tổ chức liên quan tới gia đình ông Tuấn, Công ty TNHH Đầu tư TQA (nơi vợ và con gái là thành viên HĐTV) sở hữu 12,4 triệu cổ phần OCB, tương đương tỷ lệ 1,13%.

Cụ thể, theo báo cáo quản trị bán niên của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố, tại ngày 13/7/2021, ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng sở hữu 48,59 triệu cổ phiếu OCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,43%.

Người nhà của Chủ tịch OCB cũng sở hữu lượng cổ phiếu rất lớn của ngân hàng. Trong đó, bà Cao Thị Quế Anh, vợ ông Tuấn sở hữu 35,2 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 3,21% vốn cổ phần ngân hàng.

Gia đình Chủ tịch OCB, Trịnh Văn Tuấn đang nắm giữ tới hơn 200 triệu cổ phiếu OCB, tức sở hữu tới hơn 18,5% vốn cổ phần nhà băng này.

Ngoài ra, 3 người con gái của ông còn sở hữu lượng cổ phiếu nhiều hơn số cổ phiếu của ông và vợ. Cụ thể, cô Trịnh Thị Mai Anh sở hữu 32,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,94%; cô Trịnh Mai Phương sở hữu hơn 41 triệu đơn vị, tỷ lệ 3,75%; cô Trịnh Mai Linh sở hữu hơn 46,8 triệu đơn vị, tỷ lệ 4,27%.

Như vậy, gia đình Chủ tịch OCB đang nắm giữ tới hơn 200 triệu cổ phiếu OCB, tức sở hữu tới hơn 18,5% vốn cổ phần nhà băng này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/7, giá cổ phiếu OCB đứng ở mức 27.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó, khối tài sản của gia đình ông Trịnh Văn Tuấn có giá trị hơn 5.600 tỷ đồng. Riêng ông Tuấn có hơn 1.300 tỷ, vợ sở hữu hơn 968 tỷ, 3 cô con gái sở hữu 885-1.287 tỷ đồng mỗi người.

Ngoài ra, tổ chức liên quan tới gia đình ông Tuấn, Công ty TNHH Đầu tư TQA (nơi vợ và con gái là thành viên HĐTV) sở hữu 12,4 triệu cổ phần OCB, tương đương tỷ lệ 1,13%.

Như vậy, tổng cộng ông Trịnh Văn Tuấn và người liên quan đang sở hữu tổng cộng 19,63% vốn tại OCB.

Về ông Tuấn, sinh năm 1965 tại Hòa Bình, tốt nghiệp đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành nghiên cứu sinh viên Bách khoa Warsaw (Ba Lan) và bắt đầu nhận thấy cơ hội kinh doanh tại thị trường này.

Năm 1996 ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, là thành viên sáng lập Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và ông cũng từng làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này trong 6 năm.

Năm 2010, ông Tuấn bất ngờ rời VIB sang OCB. Từ năm 2012, ông Tuấn lên làm Chủ tịch OCB và giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của nhà băng này suốt thập kỷ qua.

Tại OCB với sự dẫn dắt của ông Tuấn ngân hàng này đã có những thành công đáng nể.

Theo đó, OCB giữ thứ hạng cao trong nhiều chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sinh lời. Chẳng hạn, tỉ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROEA) đạt 25,4%. Tức là bốn đồng vốn ngân hàng thu về một đồng lãi, xếp thứ tư, gần bằng Vietcombank.

Năm 2018, OCB từng gây bất ngờ khi được ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II.

Năm 2018, OCB được ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II.

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 4.400 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân ROAA và ROEA đạt 2,61% và 24,42%.

Trong cơ cấu cổ đông, OCB hiện chỉ có một cổ đông lớn là ngân hàng Aozora (Nhật Bản) – đầu tư vào OCB từ năm 2020 , hiện sở hữu 15% vốn cổ phần ngân hàng.

Một chi tiết khá thú vị khác là cũng giống như nhiều doanh nhân về từ Đông Âu, ông Tuấn tham gia vào thị trường mì gói.

Cụ thể, đó là Công ty cổ phần Thực phẩm xanh (Green Food). Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất các loại mì (làm từ bột mì nhập khẩu), các loại nui, bún (làm từ gạo), các loại mì ăn liền. Green Food cũng là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền không chiên tại Việt Nam với nhãn hiệu mì không chiên Newway.

Green Food có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó riêng 2 vợ chống ông Tuấn có thời điểm nắm giữ hơn 87% cổ phần công ty và nắm giữ các chức vụ quan trọng trong công ty này. Đến cuối năm 2019, bà Cao Thị Quế Anh (vợ ông Tuấn) vẫn là Tổng Giám đốc công ty.

Dù xuất hiện trên thị trường hơn 20 năm, song hoạt động của Green Food không có gì nổi bật, thương hiệu mì gói Newway hay Vinaly của công ty cũng vẫn còn khá xa lạ. Năm 2016, doanh thu của công ty chỉ xấp xỉ 30 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5 tỷ đồng. Đến năm 2019, doanh thu tăng lên 51 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ hơn 7 tỷ đồng. Những con số này thua xa mức doanh thu hàng ngàn tỷ đồng từ mì ăn liền của Masan hay Uniben.

Một điểm khá thú vị là, hoạt động đầu tư đáng chú ý nhất của Green Food lại không liên quan gì tới mì gói mà là thương vụ thâu tóm bất động sản khu công nghiệp. Năm 2015, Green Food đã mua lại toàn bộ phần vốn Nhà nước tại CTCP phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh (Indeco) – chủ sở hữu khu công nghiệp Trảng Bàng và trở thành chủ sở hữu khu công nghiệp này.

Đến nay, khu công nghiệp Trảng Bàng đã cho thuê được 100% đất công nghiệp, trong đó phần lớn các nhà đầu tư đến từ Đài Loan (45%), Hàn Quốc (18%), Việt Nam (28%). Các nhà đầu tư này hoạt động trong các lĩnh vực như dệt, kéo sợi, may mặc, cơ khí, bao bì, đồ gia dụng, các sản phẩm từ cao su…

AN NHIÊN