Đại gia đánh golf cùng với Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó Cục trưởng Cục Thuế Bình Định giữa Covid 19 là ai và có tài sản khủng đến mức nào?

Admin

Thông tin từ Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn cho hay ngày 3-8, chị T.T.Q. (nhân viên của sân golf FLC Quy Nhơn) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó, chị Q. có tiếp xúc với 4 người tại sân golf FLC Quy Nhơn.

Cụ thể, bốn người gồm ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Công Thành, Cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Thành An và ông Lê Văn Thảo, Tổng giám đốc Công ty CP Phú Tài.

Trong 4 nhân vật nói trên, ngoài 2 quan chức của tỉnh Bình Định, ông Thảo là đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh đá tại Việt Nam. Ông hiện là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Phú Tài có doanh thu hơn 5.000 tỷ đồng vào năm 2020.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2021 vừa được công bố, Phú Tài đạt doanh thu hợp nhất 1.650 tỷ đồng.

Được biết, vào ngày 10/12/1994, Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Tài gọi tắt là Công ty Phú Tài (Quyết định số: 124/QĐ-QK). Trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị: Xí nghiệp 380; Xí nghiệp 224; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng An Trường. Hiện tại công ty có trụ sở tại 278 Nguyễn Thị Định, Phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

Đến năm 2004, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển đổi Công ty Phú Tài thuộc Quân khu 5 thành Công ty cổ phần phú Tài (Quyết định số 150/2004/QĐ-BQP) và thành lập Nhà máy chế biến gỗ - Chi nhánh Công ty tại tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh ngành kinh doanh chính là khai thác và chế biến đá, Phú Tài còn kinh doanh trên các lĩnh vực: chế biến gỗ, kinh doanh ô tô, bất động sản… trải dài cả nước và có nhà máy, văn phòng đại diện ở một số địa phương như: Bình Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Nguyên, Khánh Hòa, TP.HCM … Sản phẩm của công ty không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn chinh phục những thị trường khó tính như: châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Năm 2011, Cổ phần Phú Tài được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán PTB.

Hiện tại Cổ phần Phú Tài hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với hàng loạt công ty con như: Vật liệu Xây dựng Phú Yên, Khoáng sản Tuấn Đạt, CP Đá Universal, CP Đá Granida, Thành Châu Phú Yên, Vina G7, Phú Tài Đồng Nai, Toyota Đà Nẵng, Toyota Bình Định và Bất động sản Phú Tài.

Được biết, ông Lê Văn Thảo sinh vào ngày 10 tháng 10 năm 1971 tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông Thảo tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào năm 1994. Sau khi tốt nghiệp ông gia nhập Phú Tài và có 10 năm làm trợ lý kế hoạch cho lãnh đạo Phú Tài. Năm 2005, ông giữ chức Giám đốc xí nghiệp 380, Phó Tổng giám đốc CP Phú Tài.

Ông Thảo được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài từ năm 2017, hiện ông là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT của công ty này.

Ngoài ra, ông Lê Văn Thảo còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Phú Yên. Đây cũng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến đá ốp lát, đá granite tự nhiên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đáng chú ý, đây là công ty do Phú Tài nắm giữ 50,65% vốn điều lệ.

Hiện tại, ngành kinh doanh cốt lõi của Phú Tài chính là chế biến và khai thác đá. Với việc sở hữu mỏ đá thạch anh lớn nhất Bình Định được ví như mỏ kim cương lộ thiên giúp Phú Tài thu về nghìn tỷ mỗi năm nhờ xuất khẩu và bán ở thị trường trong nước. Mới đây, Phú Tài thành lập thêm công ty con với tên gọi Công ty TNHH MTV Đá thạch anh Phú Tài Bình Định nhằm sản xuất bột đá thạch anh siêu mịn, sản xuất đá mài, đá đánh bóng.

Phú Tài hiện sở hữu các mỏ đá chất lượng và màu sắc hiếm, thời gian khai thác trên 20 năm, trong đó có các mỏ đá granite ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đắk Nông.

Mảng khai thác đá, Phú Tài có quy mô quản lý gồm 20 nhà máy chế biến và trữ lượng khoảng 60 triệu m3. Mảng này đóng góp 30% doanh thu và 50% lợi nhuận. Các sản phẩm chính là đá granite, đá thạch anh, bê tông, đá nghiền…

Tại Công ty Cổ phần Phú Tài, cá nhân ông Thảo hiện trực tiếp nắm giữ hơn 3,8 triệu cổ phiếu PTB, tương đương 7,82% vốn điều lệ của công ty. Với mức giá đóng cửa hôm 6/8 là 97.900 đồng/cp, giá trị cổ phiếu PTB do Tổng Giám đốc Lê Văn Thảo nắm giữ là 372 tỷ đồng.

Ngoài ra, mảng chế biến gỗ cũng được công ty xác định là chủ lực khi đóng góp khoảng 50% doanh thu và 40% lợi nhuận toàn công ty. Phú Tài có 3 công ty con và 2 chi nhánh chuyên sản xuất gỗ nội ngoại thất và ván ép. Thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ với tỷ trọng khoảng 70% doanh thu.

Ngoài ra, Phú Tài còn tấn công vào lĩnh vực bất động sản khi thành lập Công ty TNHH MTV Bất động sản Phú Tài. Công ty con này là chính là chủ đầu tư của dự án Phu Tai Residence 33 tầng nổi và 2 tầng hầm. Dự án đã được khởi công từ năm 2019, dự kiến bàn giao vào quý II/2021 với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021, doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 7.000 tỷ đồng, tăng 24% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 525 tỷ đồng, tăng 38%; cổ tức dự kiến trên 30% vốn điều lệ.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2021 vừa được công bố, Phú Tài đạt doanh thu hợp nhất 1.650 tỷ đồng, tăng 21% so với quý 2/2020. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 2 đạt 158 tỷ đồng, tăng 47%.

Tại Công ty Cổ phần Phú Tài, cá nhân ông Thảo hiện trực tiếp nắm giữ hơn 3,8 triệu cổ phiếu PTB, tương đương 7,82% vốn điều lệ của công ty. Với mức giá đóng cửa hôm 6/8 là 97.900 đồng/cp, giá trị cổ phiếu PTB do Tổng Giám đốc Lê Văn Thảo nắm giữ là 372 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Lê Thị Kim Sang, vợ ông Thảo, hiện cũng đang nắm giữ hơn 500.0000 cổ phiếu PTB, trị giá 50 tỷ đồng.

Năm 2020, ông Thảo nhận 1,027 tỷ đồng tiền thù lao cho chức danh Tổng Giám đốc, chỉ đứng sau Chủ tịch HĐQT Lê Vỹ ở mức 1,37 tỷ đồng.

MINH TRÍ